Bệnh béo phì – đồng nghĩa với việc mất đi sự hấp dẫn trong mắt đối phương. Nguy hiểm hơn nó dẫn đến hàng nghìn cơn bệnh nguy hiểm. Cân càng tăng là bạn đang xấu dần đều về ngoại hình lẫn sức khỏe! Dân gian có câu ” vòng bụng càng to, vòng đời càng ngắn “
Béo phì là gì?
Bác sĩ Nicholas Christakis, giáo sư trường đại học Y khoa Harvard giải thích, nhận thức về sự béo phì đôi khi bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh.
“Khi một người bạn thân thiết béo lên thì cách bạn nhìn về hình dáng cơ thể sẽ khác. Những người bị béo phì có khả năng lôi kéo một số bạn bè cùng tăng cân với họ. Nếu ở trong một cộng đồng có tỷ lệ béo phì cao thì bạn sẽ bị tác động bởi các yếu tố như di truyền, môi trường chia sẻ, đặc điểm sinh học và hành vi của những người ở đó.”
Điều đó cho thấy béo phì có thể lây truyền qua các mối quan hệ xã hội. trích từ “The Spread of Obesity in a Large Social Network Over 32 Years” của Nicholas Christakis
Béo phì là một chứng rối loạn phức tạp liên quan đến tình trạng dư thừa quá nhiều chất béo trong cơ thể. Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến vóc dáng mà còn làm tăng nguy cơ bệnh tật như tiểu đường, bệnh tim, huyết áp cao và có thể gây ung thư. Ngoài ra, béo phì cũng làm cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm khớp, gây khó thở khi gắng sức, ngưng thở khi ngủ và mệt mỏi.
Rất nhiều người nhầm lẫn giữa thừa cân và béo phì, đây thực ra là hai khái niệm khác nhau. Thừa cân là tình trạng cân nặng tăng quá nhiều so với chiều cao không chỉ do dư thừa chất béo mà còn có thể do nhiều cơ bắp hoặc nước trong cơ thể.
Nguyên nhân gây bệnh béo phì
Hiện nay với nhiều công trình nghiên cứu các nhà khoa học cho rằng nếu không ngăn chặn kịp thời, bệnh béo phì sẽ trở thành đại dịch nguy hiểm của thiên niên kỷ mới. Nguy hiểm là vậy tuy nhiên cho đến ngày hôm nay, khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân thực sự gây bệnh. Nhiều công trình nghiên cứu cho rằng bệnh có tính di truyền, hay những biến đổi trong gen, tuy nhiên tất cả mới chỉ là giả thuyết.
Cơ chế gây béo phì khá đơn giản: đó là sự mất cân bằng giữa lượng chất đưa vào và nhu cầu thực sự củq cơ thể. Có ít nhất 7 yếu tố gây ra bệnh béo phì, các yếu tố này tác động qua lại với nhau để gây nên bệnh:
- Yếu tố di truyền (cha mẹ di truyền gen mang khuynh hướng tăng cân cho con)
- Yếu tố tâm lý (Rối loạn về tâm lý và tình cảm)
- Yếu tố xã hội (Được khuyến khích ăn nhiều).
- Các rối loạn nội tiết và chuyển hóa (u vỏ thượng thận, mãn kinh, rối loạn chuyển hóa đường và lipid)
- Các yếu tố tăng trưởng của cơ thể (sự gia tăng kích thước của tế bào mỡ)
- Giảm các hoạt động thể lực
- Các tổn thương trên não bộ.
Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm nguyên nhân thực sự gây bệnh để có biện pháp khắc phục và chữa trị.
Làm sao biết bạn có nguy cơ mắc béo phì hay không?
- Chỉ số BMI giúp ước tính lượng chất béo hợp lý trong cơ thể: cao hơn 25 là thừa cân, ở mức 30 hoặc cao hơn là béo phì và ở mức 40 hoặc cao hơn là béo phì nghiêm trọng. Công thức tính BMI là: BMI = Cân nặng (kg)/ (chiều cao (m) x chiều cao (m))
- Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào chỉ số BMI sẽ không phản ánh chính xác tình trạng béo phì của bạn do chỉ số BMI không trực tiếp đo lượng chất béo trong cơ thể. Với một số cá nhân, chỉ số BMI ở mức béo phì do cơ bắp của họ phát triển quá nhiều nên chiếm khối lượng lớn.
Tác hại khôn lường từ béo phì gây nên
Khi bạn mắc béo phì, các vấn đề liên quan đến cân nặng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn bao gồm: phiền muộn, bất lực, ảnh hưởng đến vấn đề tình dục, xấu hổ và mặc cảm, cô lập với xã hội, năng suất công việc thấp hơn.
Nếu bạn béo phì, bạn sẽ có nhiều khả năng mắc một số vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng, bao gồm:
- Triglucerides cao và HDL cholesterol thấp
- Đái tháo đường tuýp 2
- Cao huyết áp
- Bệnh tim
- Đột quỵ
- Tăng khả năng mắc bệnh ung thư
- Các rối loạn về hô hấp, gồm chứng ngưng thở khi ngủ
- Bệnh lý về túi mật
- Các vấn đề về phụ khoa: như vô sinh và kinh nguyệt không đều
- Rối loạn chức năng cương dương và các vấn đề sức khoẻ tình dục
- Gan nhiễm mỡ ( tìm hiểu về bệnh gan nhiễm mỡ – xem tại đây)
- Thoái hoá khớp
Đừng hiểu làm giữa nặng ký và béo phì
- Nhiều người cảm thấy cân nặng của họ “quá tải” nhưng thật ra cơ thể họ nhìn vẫn rất cân đối. Đó là sự nặng ký, và đừng hiểu lầm với bệnh béo phì.
- Cơ thể của bạn gồm khối lượng xương, tỷ lệ cơ bắp và mỡ, lượng nước,… Việc tăng cân không đồng nghĩa với việc tăng lượng mỡ thừa như bệnh béo phì. Nó có thể tăng khối lương cơ, lượng nước trong cơ thể bạn.
- Nếu để ý, bạn sẽ cảm thấy việc giảm cân nặng sẽ hoàn toàn khác với việc giảm mỡ thừa.
- Theo các chuyên gia y tế, trọng lượng cơ thể chủ yếu bao gồm khối lượng nước mà cơ thể chúng ta lưu trữ. Carbohydrates có khả năng liên kết với hàm lượng nước của cơ thể và gây tăng cân. Đó là tình trạng nặng cân.
Chữa bệnh béo phì – Dễ mà khó
- Bạn có thể áp dụng chế độ ăn kiêng, tập thể thao và phẫu thuật đều có thể áp dụng. Bạn nên tới chuyên gia dinh dưỡng và các bác sĩ để lên kế hoạch với chế độ ăn ít chất béo, ít calo. Với một số thuốc giảm cân trên thị trường có thể làm hạ cân nặng của bạn. Tuy nhiên cũng gây ra tác dụng phụ nguy hiểm, sử dụng thuốc dưới sự giám sát trực tiếp của bác sĩ.
- Cách an toàn nhất để giảm cân và cải thiện sức khỏe của bạn là một lối sống năng động, tích cực, tập thể dục đều đặn và ăn uống lành mạnh. Hãy nhớ rằng giảm cân từ từ và đều đặn sẽ giúp bạn tránh khả năng tăng cân trở lại không kiểm soát được.
- Nếu bạn mắc bệnh béo phì nghiêm trọng (trên mức 100% trọng lượng lý tưởng của cơ thể hoặc có chỉ số BMI cao hơn 40) và những phương pháp giảm cân khác không đạt hiệu quả thì có thể xem xét đến biện pháp phẫu thuật, chẳng hạn như phẫu thuật thu nhỏ dạ dày thắt hoặc băng dạ dày.
Cách phòng ngừa
- Hai yếu tố làm giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì một cách hiệu quả cần được quan tâm là chế độ dinh dưỡng và các hoạt động thể lực. Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân đối giúp kiểm soát tốt lượng năng lượng đưa vào cơ thể; giảm năng lượng ăn vào bằng cách: hạn chế tinh bột, giảm tối đa thực phẩm có nhiều đường và muối, hạn chế ăn các loại chất béo, nhất là chất béo bão hòa.
- Tăng cường thực phẩm chứa nhiều chất xơ: rau, củ, trái cây, hạn chế các món chiên, xào; uống đủ lượng nước mỗi ngày và hạn chế các loại đồ uống có cồn; tạo thói quen ăn uống một cách khoa học; không nên ăn muộn và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Bên cạnh chế độ ăn hợp lý, nên tăng cường hoạt động thể lực để làm tiêu hao năng lượng dư thừa (60 phút mỗi ngày cho trẻ em và 150 phút mỗi tuần cho người lớn). Càng tập luyện đều đặn, thường xuyên và lâu dài thì tác động càng lớn. Vì thế, nên có các biện pháp tạo sự thích thú khi tập luyện, đặc biệt là các biện pháp khuyến khích trẻ em tập luyện thể dục thể thao từ sớm sau những giờ học tập căng thẳng, để giúp trẻ phát triển chiều cao và khỏe mạnh, phòng chống được thừa cân, béo phì.
Để được những thông tin mới nhất về sức khoẻ và tư vấn từ những chuyên gia hàng đầu Việt Nam đến từ Califonia fitness và các bệnh viện lớn trong và ngoài nước, vui lòng click vào link bên dưới:
- Click ngay : https://vietnamembassy-brunei.org