Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ 10 người trên thế giới thì có 8 người ít nhất một lần đau thắt lưng. Còn ở Mỹ, hàng năm có 15 – 20% người đi khám vì đau thắt lưng. Nguồn gốc thoát vị đĩa đệm thực chất là hậu quả của quá trình thoái hóa cột sống. Ngoài việc chủ động chăm sóc, tái tạo sụn và xương dưới sụn để làm chậm quá trình thoái hóa, người bệnh thoát vị đĩa đệm cần kiêng gì để bệnh không diễn tiến xấu hơn.
Có rất nhiều người sau khi đã đi khám biết bản thân mình có bệnh nhưng vẫn giữ thói quen sinh hoạt cũ theo sở thích. Điều đó làm tình trạng bệnh tính ngày càng nặng hơn. Một số thông tin chia sẽ dưới đây sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh của bạn sẽ giúp bạn đỡ đau đớn và mau khỏi hơn.
Lựa Chọn Thực Phẩm Khi Đã Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm
Bản thân người bệnh thoát vị đĩa đệm cần kiêng ăn gì? Theo các chuyên gia, không có chế độ ăn kiêng dành riêng cho người bệnh thoát vị đĩa đệm nhưng nếu thường xuyên dùng thức ăn nhanh, các món chiên xào nhiều dầu mỡ, ăn ngọt hoặc quá mặn, lạm dụng các chất kích thích như (bia, rượu, thuốc lá, café)… có thể làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, xúc tiến phản ứng viêm và tăng nặng những cơn đau do thoát vị đĩa đệm.
Do đó, người bệnh thoát vị đĩa đệm cần một chế độ dinh dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe xương khớp bằng cách ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế những thực phẩm làm tăng mỡ trong máu, chú ý duy trì cân nặng vừa phải, từ đó không làm tăng áp lực lên cột sống – đĩa đệm.
Thói Quen Sinh Hoạt Sau Sẽ Giúp Bạn Cải Thiện Tình Trạng Tốt Hơn
Một số thót quen bạn nên thiết lập ngay để tránh tình trạng bệnh nặng hơn như sau:
- Không nên ngồi quá lâu: Khi ngồi thì áp lực đặt trực tiếp lên đĩa đệm cột sống thắt lưng, đặc biệt ngồi lâu sẽ gây căng thẳng đĩa đệm, làm tăng những cơn đau.
- Không luyện tập, làm việc quá sức: Luyện tập thể dục, thể thao hay lao động quá sức khiến cho cột sống phải chịu nhiều áp lực, đĩa đệm bị tổn thương càng khó phục hồi. Do đó, hãy biết lắng nghe cơ thể, không luyện tập thể dục thể thao quá sức, hạn chế khuân vác vật nặng để giảm chấn thương cho cột sống và đĩa đệm.
- Tránh các tư thế xấu trong sinh hoạt: Không đứng lên ngồi xuồng liên tục, phải hết sức nhẹ nhàng khi thay đổi tư thế làm việc và sinh hoạt. Không nên đứng lâu, ngồi nhiều ở một tư thế, tránh ngồi xổm để không tăng áp lực lên cột sống và đĩa đệm.
Đĩa đệm bị thoát vị thực chất là hậu quả của bệnh lý thoái hóa cột sống. Đây là quá trình lão hóa cột sống xảy ra đồng thời với sự già đi của cơ thể. Sự thoái hóa làm cho bao xơ của đĩa đệm bị dòn và nứt nẻ, tạo khe hở cho nhân nhầy ở bên trong thoát ra ngoài, gây thoát vị đĩa đệm. Do đó, để kiểm soát bệnh thoát vị đĩa đệm thì phải chăm sóc cơ thể làm chậm quá trình thoái hóa cột sống.
Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn tìm ra phương pháp tốt để cải thiện tình trạng bệnh của bản thân. Ăn uống và sinh hoạt hợp lý sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt kháng được nhiều bệnh hơn trong tương lai. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm một số phương pháp điều trị vật lý trị liệu kết hợp với xoa bóp ấn huyệt của Đông Y bạn có thể tham khảo một số phòng khám chữa thoát vị đĩa đệm ở sau: phòng khám đông y Bảo Minh, Phòng khám đông y Tâm Minh Đường, Phòng điều trị Bà Tư Châu…. Cảm ơn bạn đã xem!!