Đĩa đệm có nhiệm vụ giảm xóc và bảo vệ cột sống tránh khỏi những chấn thương trong quá trình vận động hằng ngày của cơ thể. Do một yếu tố tác động nào đó, đĩa đệm bị rách và nhân nhày thoát ra ngoài, chèn ép vào các rễ thần kinh cột sống gây hiện tượng đau buốt – đó là triệu chứng của chứng thoát vị đĩa đệm.
Theo bác sỹ Phạm Thị Hậu – Việt Nam Forestry, nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm có thể xuất phát từ những yếu tố sau:
Quá trình thoái hóa tự nhiên
Còn được biết đến với tên quen thuộc là quá trình lão hóa. Tuổi tác khiến cơ thể bị thoái hóa dần. Đây chính là nguyên nhân thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất. Đĩa đệm được nuôi dưỡng bằng sự thẩm thấu các chất dinh dưỡng cần thiết. Càng lớn tuổi thì sự thẩm thấu càng kém, dẫn đến tình trạng đĩa đệm dần bị mất nước dễ bị bào mòn và tổn thương. Cùng với đó, các vòng sợi ở bao xơ cũng yếu dần đi, chỉ cần những tác động vừa đủ là khiến chúng bị nứt rách, khiến nhân nhày bị thoát ra ngoài.
Hoạt động sai tư thế
Các hoạt động không đúng tư thế có thể rất dễ gây ra các chấn thương cột sống. Điển hình như việc nâng, bộc vật nặng sai tư thế, có thể gây tổn thương cột sống một cách nghiêm trọng. Ngoài ra, việc lao động quá sức, ngồi sai tư thế, ngồi trong một tư thế quá lâu, đứng trong một tư thế quá lâu cũng rất đáng quan ngại.
Chấn thương là nguyên nhân thoát vị đĩa đệm phổ biến
Những tai nạn thường ngày như ngã dập mông xuống đất, bị đánh vào vùng cột sống, tập gym sai cách ngay cả khi đã chữa khỏi, cũng là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm và mang đến những nguy cơ tiềm ẩn cho cột sống. Những chấn thương này khiến cột sống phải chịu những tác động lớn đột ngột có thể gây nứt vỡ, trật đĩa đệm.
Chế độ sinh hoạt
Bên cạnh các nguyên nhân như chấn thương, thoái quá thì thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng là một nguyên nhân chủ yếu gây nên chứng thoát vị đĩa đệm:
- Hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích, lạm dụng bia rượu
- Ăn uống thiếu chất hoặc thừa chất
- Thừa cân béo phì là nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống lưng hàng đầu, do cột sống phải gồng mình lên gánh một trọng lượng cơ thể quá lớn.
Các yếu tố nguy cơ
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm bao gồm:
- Cân nặng: Trọng lượng của cơ thể là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến căn bệnh cột sống này. Việc thừa cân gây áp lực rất lớn cho các đĩa đệm cột sống, đặc biệt là vùng cột sống thắt lưng.
- Nghề nghiệp: Đặc thù công việc là một yếu tố tác động không nhỏ đến bệnh tật. Những tư thế lao động yêu cầu phải cúi gập người; rướn cổ về phía trước trong thời gian dài; bê vác vật nặng; hay đứng nhiều; ngồi nhiều. Chính là những thủ phạm gây ra căn bệnh nguy hiểm khó chữa này. Những nghề nghiệp có nguy cơ mắc thoát vị cao có thể kể đến như: Nha sĩ, công nhân, nhân viên văn phòng, nông dân…
- Di truyền: Gia đình có người có một cột sống yếu, có tiền sử bị thoái hóa, thoát vị sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh ở các thế hệ sau cao hơn. Dễ gặp phải các vấn đề về cột sống như các dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm, giảm đàn hồi của đĩa đệm, thoái hóa cột sống, hẹp ống sống, rách bao xơ.
- Hút thuốc: Hút thuốc lá sẽ khiến cho lượng oxy cung cấp cho các đĩa đệm không đủ, khiến cho chúng nhanh bị hư hỏng hơn.
- Lối sống ít vận động: Những người ít tập luyện sẽ có một sức khỏe yếu. Cùng với đó, cột sống và đĩa đệm cũng dễ bị tổn thương hơn.
Nguyên nhân sâu xa từ quá trình tiến hóa
Bên cạnh những nguyên nhân thoát vị đĩa đệm kể trên, có 2 yếu tố tác động khiến đĩa đệm dễ bị thoát vị. Đó là: Cấu tạo của đĩa đệm và quá trình tiến hóa.
Đĩa đệm có cấu tạo đặc biệt nằm giữa các đốt sống. Ở giữa đĩa đệm là nhân nhầy có khả năng ngậm nước, được bao bọc bên ngoài bởi bao xơ với các vòng sợi collagen có tính đàn hồi. Các đĩa đệm cùng với hệ thống dây chằng và gân cơ nối các cột sống lại thành một kết cấu chắc chắn. Khi nghiên cứu về các nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm, các nhà khoa học nhận thấy rằng. Khi nằm trong bụng mẹ, cột sống của đứa bé là một đường cong nhằm thích nghi với cơ thể người mẹ cũng như trọng tải nằm ngang của cơ thể.
Quá trình tiến hóa của con người cũng khiến cột sống thay đổi. Chuyển từ hình dạng cung lõm giống như loài vượn, sang dạng chữ S để phù hợp với việc đứng thẳng đi bằng hai chân của con người. Khi đó, cột sống phải gánh chịu toàn bộ sức nặng của phần trên cơ thể. Cùng với cấu tạo khá đặc biệt, đĩa đệm phải chịu áp lực cực kỳ lớn, bị chèn ép, đè nén. Rất dễ gây ra tình trạng phồng lồi đĩa đệm, xẹp đĩa đệm, rách bao xơ… Cuối cùng, kết quả tất yếu là nhân nhầy thoát ra ngoài gây thoát vị.
Đó là những nguyên nhân hàng đầu gây thoát vị đĩa đệm, hi vọng qua các nguyên nhân trên các bạn có thể phòng tránh được căn bệnh này. Chúc các bạn sức khỏe và thành công.