Ung thư phổi là gì? Thật sự có nguy hiểm hay không?
Ung thư phổi là căn bệnh trong đó xuất hiện một khối u ác tính được mô tả qua sự tăng sinh tế bào không thể kiểm soát trong các mô phổi. Nếu người bệnh không được điều trị, sự tăng trưởng tế bào này có thể lan ra ngoài phổi đến các mô hoặc bộ phận khác của cơ thể, quá trình này gọi là di căn. Hầu hết các loại ung thư khởi nguồn từ trong phổi là ung thư biểu mô,. Ung thư phổi được chia làm hai loại chính là ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC). Triệu chứng phổ biến nhất của căn bệnh này là ho, sụt cân, khó thở, và đau ngực.
Những người mắc bệnh ung thư phổi nếu không được chữa trị sớm sẽ chỉ sống thêm được khoảng từ 6 tháng – 1 năm. Mặc dù, bệnh ung thư phổi thường gặp nhiều hơn ở nam giới, những người hút thuốc lá thường xuyên, tuy nhiên, tỷ lệ người trẻ không hút thuốc lá mắc bệnh đang ngày càng có xu hướng gia tăng. Do vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ những biện pháp phòng tránh bệnh ung thư phổi từ sớm để giảm bớt nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 22.000 ca mắc mới ung thư phổi, trong đó gần 20.000 ca tử vong. Ước tính đến năm 2020, số mắc mới ung thư phổi ở cả hai giới tại Việt Nam là hơn 34.000 người mỗi năm.
Dừng ngay việc hút thuốc lá ngay hôm nay và hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá
Khói thuốc lá có chứa hàng ngàn hóa chất độc hại, trong đó có cả những chất gây ung thư phổi. Do đó, việc hút thuốc lá thường xuyên không chỉ có hại cho chính bản thân mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người xung quanh. Vậy nên, bạn cần nên chấm dứt ngay thói quen hút thuốc lá và tránh tiếp xúc với những nơi có khói thuốc độc hại.
GS Mai Trọng Khoa, nguyên Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, BV Bạch Mai cho biết, đến nay nhân dẫn đến ung thư phổi vẫn chưa rõ ràng, nhưng khoảng 90% bệnh nhân là do hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc (hút thuốc lá bị động) trong thời gian dài.
Những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư cao gấp 10 lần người không hút thuốc. Nếu hút 20 điếu thuốc lá/ngày, nguy cơ mắc ung thư phổi gấp 26 lần người không hút.
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
Để phòng ngừa bệnh ung thư phổi hiệu quả, bạn nên một chế độ ăn uống lành mạnh, có khoa học bằng việc kết hợp nhiều rau xanh, trái cây giúp cung cấp đủ vitamin C, E, và các khoáng chất thiết yếu nhằm giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt, đồng thời hỗ trợ cơ thể tránh khỏi các nguy cơ dẫn đến các bệnh ung thư. Một số loại thực phẩm bạn nên tích cực ăn là bông cải xanh, các loại quả mọng, cà rốt, ngũ cốc nguyên hạt…
Tránh xa môi trường có không khí bị ô nhiễm
Ô nhiễm không khí từ rác sinh hoạt, nước thải, khói bụi xe cộ… đều là mối nguy cơ gia tăng tỉ lệ mắc bệnh ung thư phổi. Do đó, bạn cần chú ý đến môi trường sống hàng ngày, sử dụng các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp như sử dụng khẩu trang, mặc áo khoác chống tia UV khi tham gia giao thông.
Hạn chế tiếp xúc với hóa chất tại nơi làm việc
Một trong những nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh ung thư phổi là do tính chất của công việc. Nếu đặc thù công việc của bạn là thường xuyên phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại thì bạn cần chú ý thực hiện theo đúng những chỉ dẫn an toàn lao động. Hơn 40 chất ung thư tồn tại trong môi trường làm việc đặc thù như amiăng, crôm, niken… và nếu bạn việc tiếp xúc thường xuyên với chúng mà không có biện pháp bảo vê thì việc tăng nguy cơ bị bệnh ung thư phổi rất cao.
Bên cạnh đó, việc kiểm tra mức khí radon trong nhà cũng nên kiểm tra định kỳ. Radon là phóng xạ dạng khí đặc biệt nguy hiểm và có khả năng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư. Nó được hình thành từ uranium phân hủy tự nhiên, trong khi đó, uranium được giải phóng từ trong đất, nước, hay đá ở chính ngôi nhà của bạn.
Tạo thói quen tập thể dục thường xuyên
Cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thể dục thể thao hàng ngày cũng giúp cải thiện sức khỏe và phòng ngừa bệnh ung thư hiệu quả. Mặt khác, thừa cân lại có liên quan mật thiết tới nhiều loại ung thư khác nhau. Vậy nên, việc tập thể dục hàng ngày giúp kiểm soát cân nặng hợp lý, vừa tăng cường sức khỏe và chống lại căn bệnh ung thư phổi.
Hạn chế sử dụng rượu bia, thức uống có chất kích thích
Rượu nếu sử dụng quá nhiều có thể dẫn đến rất nhiều bệnh lý nguy hại, trong đó có cả ung thư phổi. Khi bạn cứ vô tư uống rượu bia thường xuyên thì những chất độc hại sẽ dần dần ngấm vào phổi và làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh. Do đó, bạn cần chú ý hạn chế việc tiêu thụ những loại thức uống này nhằm giảm bớt nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.
Đi kiểm tra sức khỏe định kỳ
Ngoài những cách phòng ngừa trên, bạn dành thời gian để đi khám sức khỏe định kỳ mỗi năm, nhất là với những người hút thuốc lá thường xuyên, người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi… Có rất nhiều phương pháp chuẩn đoán như chụp CT, X-quang, xét nghiệm máu… giúp bạn phát hiện ra ung thư phổi ngay từ sớm, ngay khi chưa có những triệu chứng biểu hiện lâm sàn. Nhờ việc khám sức khỏe này, bạn sẽ tầm soát được căn bệnh ung thư phổi để kịp thời có phương pháp chữa trị giúp đạt hiệu quả cao.
Hãy bảo vệ lá phổi của chính mình luôn khỏe mạnh bằng những thói quen lành mạnh mà ai cũng có thế làm được.