Chúng ta thường nghe nhắc đến cụm từ EU (Liên minh châu Âu) trên các phương tiện thông tin báo chí, truyền thông. Nhưng có lẽ trong số chúng ta vẫn chưa hiểu hoặc chưa biết cụm từ EU là gì và các chức năng của nó hoạt động ra sao trên thế giới. Với bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu kỹ hơn về EU và tầm quan trọng của nó như thế nào nhé!
EU là tên viết tắt từ hai chữ tiếng Anh: European Union. Đây được xem là cụm từ quốc tế nói về các nước nằm trong khối liên minh Châu Âu bao gồm 28 quốc gia. Như vậy, nói một cách dễ hiểu hơn thì EU chính là Liên Minh Châu Âu.
Lịch sử hình thành liên minh châu Âu
Nói đến quá trình hình thành của khối liên minh Châu Âu thì đầu tiên chúng ta phải tìm hiểu đến Hiệp ước Maastricht. Năm 1993 hiệp ước Maastricht được ban hành dựa trên cơ sở hai cộng đồng Than và Thép Châu Âu. Đầu tiên, 6 quốc gia gồm Hà Lan, Pháp, Bỉ, Ý, Luxembourg và Tây Đức được xem là khối EC cho rằng thép và than là hai ngành công nghiệp rất quan trọng trong chiến tranh, đồng thời kết hợp các ngành công nghiệp nổi bật của từng quốc gia lại với nhau thì có thể sẽ thúc đẩy nhanh hơn sự tiến bộ trong cộng đồng Châu Âu. Từ điều này, các nước EC đã ký bản hiệp ước Maastricht vào tháng 12/1991 và ngày 01/01/1993 hiệp ước đã được đổi tên thành khối Liên minh Châu Âu (EU).
Từ 6 nước thành viên ban đầu, chỉ hai năm sau tức là vào năm 1995 đã ghi nhận thêm cho mình một số thành viên khác nâng con số lên 15 quốc gia. Và hiện nay con số đã là 28 quốc gia thành viên tham gia. Những quốc gia có tên trong khối Liên minh Châu Âu bao gồm: Bỉ, Đức, Hà Lan, Luxembourg, Pháp, Ý, Anh, Đan Mạch, Ireland, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Áo, Phần Lan, Thụy Điển, Ba Lan, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Malta, Séc, Síp, Slovakia, Slovenia, Bulgaria, Romania, Croatia.
Khối liên minh Châu Âu EU hiện nay có 8 định chế chính: Tòa án Công lý Châu Âu, Cơ quan Đối ngoại Châu Âu, Tòa kiểm toán Châu Âu, Hội đồng Châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng, Ủy ban Châu Âu, Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Nghị viện Châu Âu. Ngoài ra, còn phải kể đến những cơ quan quan trọng khác như:
- Thanh tra (ombudsman): là cơ quan thanh tra các vấn đề khiếu nại, kiện tụng về mặt hành chính trong cơ quan Liên minh
- Kiểm soát bảo vệ dữ liệu: thực hiện các biện pháp an toàn bảo mật các thông tin cá nhân.
- Ủy ban vùng: đơn vị đại diện cho chính quyền vùng và địa phương.
- Ủy ban kinh tế và xã hội Châu Âu: Đơn vị đại diện cho các tổ chức kinh tế và xã hội như người chủ, người làm công, người tiêu dùng.
- Ngân hàng đầu tư Châu Âu: Đơn vị đầu tư tài chính cho các dự án phát triển kinh tế ngoài và trong EU, hỗ trợ các công ty nhỏ thông qua quỹ EU.
Vai trò của khối liên minh châu Âu
Đặt ra những chính sách nhân quyền
Ngăn chặn sự tàn bạo của Chiến tranh thế giới thứ hai không được lặp lại sau này, các luật cấm phân biệt đối xử, thể hiện quyền bình đẳng và tự do đi lại các nước trong khối EU. Việc làm này đã tác động tích cực cho việc nhân quyền trở thành một khía cạnh của quan hệ đối ngoại chính trị với các nước thứ ba. Ngoài ra, EU còn có các chính sách nhân quyền gồm: tự do ngôn luận, tra tấn, án tử hình. Ở các quốc gia, nơi mà con người được có những quyền lợi cao nhất, thì công cụ dân chủ và nhân quyền của EU luôn đáp ứng việc tăng cường sự tự do cơ bản và tôn trọng quyền con người.
Thể hiện tính độc lập tuyệt đối trong việc bầu cử, thúc đẩy dân chủ, nhân quyền và luật pháp trên thế giới thì việc quan sát bầu cử là một hoạt động quan trọng của EU. Cộng tác viên hòa bình của EU đã thực hiện tốt sứ mệnh là lãnh đạo và hỗ trợ các cuộc đàm phán hòa bình với các nước trên thế giới. Tránh xung đột vũ trang, tạo điều kiện các giải pháp hòa bình. Đây là mục tiêu ý nghĩa và lớn nhất của liên minh Châu Âu.
Nhà viện trợ lớn nhất thế giới
Liên minh Châu Âu là tổ chức cung cấp viện trợ nước ngoài nhiều hơn bất kỳ tổ chức hiệp hội kinh tế nào khác trên thế giới. Với gói ODA trên toàn cầu, thì EU và các nước thành viên đã cung cấp hơn một nửa. Nhờ sự đóng góp này mà hàng triệu người dân trên thế giới có được việc làm ổn định hơn rất nhiều.
EU còn cung cấp các viện trợ trong thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn, người tị nạn ở nhiều quốc gia. Các chương trình trợ giúp nhân đạo dựa trên tiêu chí: tổn thương vật chất, tinh thần và đánh giá nhu cầu tùy theo từng trường hợp. Ngoài ra, EU còn là một đơn vị phản ứng cực nhanh đối với các trường hợp SOS tầm quốc tế. Điển hình như năm 2015, EU đã cung cấp nơi trú ẩn, lương thực, chăm sóc sức khỏe, cung cấp nước sạch cho hơn 120 triệu người bị ảnh hưởng bởi xung đột chiến tranh hay thiên tai ở 80 quốc gia trên toàn thế giới.
Bảo vệ an ninh toàn cầu
Theo CSDP – chính sách an ninh quốc phòng chung thì EU luôn quan tâm đến các nhiệm vụ quân sự và dân sự trên thế giới theo hướng tích cực gồm các nhiệm vụ: đào tạo cảnh sát địa phương, quản lý biên giới…như các chiến dịch: lực lượng hải quân EU “Atalanta” giải quyết vi phạm bản quyền và bảo vệ các chuyến hàng nhân đạo của Chương trình Thế Giới, chiến dịch “Sophia” phá vỡ việc kinh doanh buôn người, buôn lậu khu vực Nam Địa Trung Hải.
Đóng góp vào hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu
Tại hội nghị khí hậu Paris (COP21) năm 2015, hầu hết các quốc gia trong khối EU đã tham gia ký kết đảm bảo thỏa thuận khí hậu toàn cầu có tính pháp lý. Đồng thời, các quốc gia thành viên EU cũng đóng góp tài chính rất lớn để thực hiện các biện pháp thay đổi khí hậu cho các nước đang phát triển. Khối thương mại lớn nhất thế giới EU là khối thương mại lớn nhất trên toàn thế giới. Vì thương mại là một chính sách chung, các hiệp định thương mại quốc tế được ký kết bởi EU chứ không phải bởi các quốc gia thành viên riêng lẻ.
EU và những mục tiêu chính
- Bảo đảm tự do, công lý, an ninh và quyền con người.
- Giữ vững nền hòa bình giữa các quốc gia thành viên và toàn thế giới.
- Bảo vệ môi trường, phát triển bền vững khối liên minh dựa trên nền tảng tăng trưởng kinh tế cân bằng và ổn định giá cả.
- Thúc đẩy tiến bộ công nghệ, khoa học, kỹ thuật.
- Tăng cường sự gắn kết nền kinh tế xã hội các nước thành viên.
- Tôn trọng sự đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa các quốc gia.
- Thiết lập một liên minh kinh tế bền vững, tiền tệ sử dụng chung là đồng Euro.
Như vậy, qua bài viết này, chúng tôi hy vọng đã có thể cung cấp cho các bạn một số kiến thức quan trọng để hiểu rõ hơn về khối liên minh hàng đầu thế giới này. Và chúng tôi cũng tin chắc rằng khối liên minh Châu Âu EU sẽ ngày một phát triển bền vững hơn và tạo nhiều mục tiêu hơn có ích cho thế giới.
>>> Có thể bạn quan tâm: https://fgvisa.vn/tin-tuc-chau-au/nang-luong-gio-cua-chau-au-se-dat-den-%C2%BC-tong-san-luong-the-gioi-trong-vong-5-nam