Thoát vị đĩa đệm được đánh giá là một trong những bệnh lý xương khớp nguy hiểm nhất. Ngoài những cơn đau buốt cột sống, người bệnh còn phải đối mặt với nhiều biến chứng đáng sợ như rối loạn cảm giác, rối loạn cơ thắt, teo chân tay… thậm chí là liệt hoàn toàn.
Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?
Bệnh thoát vị đĩa đệm là vấn đề xảy ra đối với một hoặc một số đĩa đệm nằm giữa các đốt sống. Theo bác sĩ Phạm Thị Hậu, muốn biết thoát vị đĩa đệm là gì, cần phải hiểu rõ cấu tạo của đĩa đệm. Một đĩa đệm cột sống giống như một mẩu đệm cao su, với một nhân nhầy mềm được bao bọc bởi một lớp cứng hơn ( bao xơ ) ở bên ngoài. Trượt hay thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy bị thoát ra bên ngoài qua một vết rách ở bên ngoài bao xơ. Để hiểu rõ hơn bệnh thoát vị đĩa đệm là gì, các bạn có thể tham khảo hình phía dưới.
Bệnh thoát vị đĩa đệm gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt và làm việc
Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, đa phần trong số đó là do quá trình lão hóa của cơ thể. Ngoài ra còn nhiều lý do khác cụ thể là:
- Quá trình thoái hóa sinh học: Càng lớn tuổi thì đĩa đệm càng mất nước, dễ bị bào mòn và tổn thương. Tạo điều kiện thuận lợi để đĩa đệm thoát vị ra ngoài.
- Hoạt động sai tư thế: Tư thế sai khiến cột sống quá giới hạn như quá ưỡn, quá khom, vẹo cột sống…
- Chấn thương: Ngã, ngồi dập mông xuống đất, tai nạn khiến bao xơ nứt rách, nhân nhầy thoát ra.
- Chế độ sinh hoạt: Hút thuốc, ăn uống thiếu chất, thừa cân, béo phì sẽ ảnh hưởng đến đĩa đệm cột sống.
- Đặc điểm ngành nghề: Nha sĩ, nhân viên văn phòng, công nhân, nông dân những người làm việc chân tay nặng nhọc. Chính là những đối tượng dễ bị thoát vị nhất.
- Di truyền: Người có cấu tạo cột sống yếu dễ di truyền sang những thế hệ sau.
- Cân nặng:Trọng lượng cơ thể quá khổ gây thêm căng thẳng cho các đĩa đệm ở lưng dưới của bạn.
Đĩa đệm thoát vị chèn vào các dây thần kinh ở ủy sống gây đau buốt
Điều trị bằng thuốc
Các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc sau đây: Thuốc giảm đau, Thuốc kháng viêm không steroid, Thuốc giãn cơ, Nhóm các loại vitamin và omega 3…
Trong trường hợp nhân nhầy chèn ép rễ thần kinh gây hiện tượng teo cơ và những cơn đau dữ dội. Người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau như mổ nội soi hay mổ hở tùy vào từng trường hợp. Ngoài ra, tùy vào triệu chứng, nguyên nhân và mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Điều trị bằng y học cổ truyền
Các liệu pháp điều trị theo phương pháp của y học cổ truyền gồm có:
- Vật lý trị liệu là quá trình giúp kéo giãn cột sống và phục hồi chức năng của đĩa đệm.
- Các liệu pháp châm cứu, để xoa bóp, bấm huyệt, chườm nóng, chườm lạnh…
- Các bài thuốc dân gian từ thảo dược tự nhiên: Ngải cứu; lá lốt; xương rồng; thiên niên kiện; cỏ xước…
- Bên cạnh đó, có thể sử dụng các loại rượu thuốc gia truyền trong quá trình xoa bóp để tăng hiệu quả trị liệu.
Hiện nay có các loại rượu thuốc được bán trên thị trường có tác dụng chữa trị thoát vị đĩa đệm đau thần kinh tọa như Rượu gia truyền Bà tư Châu, và các loại rượu thuốc giảm đau xương khớp như Rượu thuốc gia truyền Hồng Phong, Rượu xoa bóp Đông Phương,… Nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi sử dụng.
Các bài viết liên quan đến Thoát vị đĩa đệm