Return to previous page

Tag Khí thiên nhiên hóa lỏng

Việt Nam nhận thức rõ tầm quan trọng của nguồn năng lượng sạch trong bối cảnh phát triển năng lượng gắn liền với bảo vệ môi trường. Đồng thời việc sản xuất và tiêu thụ khí thiên nhiên hóa lỏng LNG sẽ nhằm đa dạng hóa nguồn nhiên liệu cho phát điện, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng cho Việt Nam. LNG được đánh giá là dạng năng lượng có phát thải thấp, có xu hướng sử dụng rộng rãi. Để tìm hiểu thêm về loại khí này, cùng xem những thông tin mà Công ty CNG Việt Nam chia sẻ qua bài viết bên dưới. 

Khí LNG

Khí thiên nhiên hóa lỏng LNG là một trong những sản phẩm năng lượng của thời đại mới

Khí thiên nhiên hóa lỏng LNG là gì?

Khí LNG có tên đầy đủ theo tiếng Anh là Liquefied Natural Gas. Đây là một loại khí thiên nhiên được hóa lỏng ở nhiệt độ rất thấp. Tùy theo nồng độ tạp chất có trong lượng khí lng khai thác được mà chúng ta chọn nhiệt độ hóa lỏng từ -120 đến 170 độ C. Thông thường, mức nhiệt độ lý tưởng để loại bỏ tạp chất trong LNG là -163 độ C.

Khí thiên nhiên hóa lỏng LNG là một trong những sản phẩm năng lượng của thời đại mới. So với khí gas, nguồn cung cấp của khí LNG dồi dào hơn, số lần phải tiếp thêm nhiên liệu thấp hơn. Khí LNG đặc biệt thân thiện với môi trường và đã được sử dụng phổ biến tại nhiều nước phát triển trên thế giới như: Anh, Mỹ, Nhật Bản.

Đặc điểm của khí LNG

Về bản chất, LNG chính là khí gas tự nhiên (natural gas) được hóa lỏng. Thành phần chủ yếu của khí lng là CH4. Một số đặc điểm của khí lng có thể kể đến như:

Khí LNG tồn tại ở trạng thái lỏng

Các nhà khai khoáng sẽ khai thác khí thiên nhiên từ các mỏ ở biển khơi. Sau đó, lượng khí này sẽ được dẫn vào đất liền và làm lạnh bằng hệ thống xử lý khí chuyên biệt. Quá trình này sẽ tạo ra khí lng ở dạng lỏng và được chứa trong các bình có dung tích lớn.

khí thải

LNG tồn tại dưới dạng lỏng, dễ dàng vận chuyển với sản lượng lớn, an toàn, mang lại hiệu quả về kinh tế cao

Khí LNG có hiệu quả về kinh tế cao

Trước khi sử dụng khí LNG người ta đã phải nén các loại khí thiên nhiên (CNG) để vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Việc nén khí được thực hiện dưới áp suất rất cao (trên 230 bar) và liên tục trong quá trình vận chuyển. Điều này làm cho CNG có chi phí vận chuyển cao, kém an toàn.

Khí LNG đã khắc phục được tất cả những nhược điểm của các loại khí thiên nhiên trước đây. Việc tồn tại dưới dạng lỏng khiến chúng ta dễ dàng vận chuyển với sản lượng lớn, an toàn, từ đó mang lại hiệu quả về kinh tế cao. Đồng thời, khi đến nơi tiêu thụ, việc chuyển chất lỏng LNG thành khí thiên nhiên đơn thuần cũng được thực hiện dễ dàng thông qua bộ bay hơi đặc thù.

Khí LNG – loại khí của nền công nghiệp sạch

Công nghiệp sạch là điều mà cả thế giới đang hướng đến. Theo các nghiên cứu, hiện nay LNG là loại khí có ít chất thải nhất sau khi đốt, đa phần là chất thải sạch. Vì vậy, tất cả các quốc gia đều hướng tới sử dụng LNG như một nguồn năng lượng thay thế cho hiện tại và tương lai của đất nước mình.

Tuy nhiên, loại khí này vẫn chưa thực sự được sử dụng phổ biến ở các nước đang phát triển vì chi phí đầu tư khá cao. Để khai thác và sử dụng khí lng chúng ta phải bỏ ra chi phí ban đầu khá lớn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, máy móc, phương tiện vận chuyển,… gây khó khăn cho nhiều quốc gia.

Vận chuyển LNG

Khí thiên nhiên hóa lỏng LNG là loại khí có ít chất thải nhất sau khi đốt, đa phần là chất thải sạch

Ứng dụng của khí LNG trong các lĩnh vực khác nhau

Khí LNG chính là nguồn năng lượng quan trọng của tương lai, nguồn năng lượng chính của nền công nghiệp sạch. LNG được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực công nghiệp như:

  • Ứng dụng tại các nhà máy điện
  • Ứng dụng tại các khu công nghiệp, khu đô thị
  • Sử dụng làm nguyên liệu cho các ngành vận tải như: ô tô, tàu biển, tàu hỏa, xe vận tải hạng nặng,…
  • Sử dụng làm nguồn năng lượng sạch cho các hộ dân ở vùng sâu, vùng xa, biển đảo,…

Phát triển các lĩnh vực công nghiệp sử dụng khí LNG là hướng đi mới đầy tiềm năng của các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, một số nước trên thế giới đã thành công trong việc khai thác và xuất khẩu khí LNG như: Úc, Nga, các nước Trung Đông. Ở Đông Nam Á, Malaysia và Indonesia là 2 nguồn cung chính về khí LNG. Việt Nam chính là nước thứ 3 triển khai hệ thống khai thác nguồn khí hiện đại này. Trong tương lai chúng hứa hẹn có sự phát triển đa dạng. Việt Nam nhanh chóng nhìn nhận ra được những lợi ích vượt trội, cũng như dự báo trước sự thiếu hụt nguồn khí tại Nam Bộ trong tương lai, nên đã đang gấp rút thực hiện hàng loạt dự án khí – điện LNG lớn.