Vào sáng ngày 3/10/2019 vừa qua, Anphabe đã tổ chức Hội nghị thường niên Nguồn Nhân Lực Hạnh Phúc 2019 (Vietnam Happiness At Work Summit) với chủ đề “Beyond the Norm – Nghĩ khác biệt, làm vượt trội” và cập nhật báo cáo xu hướng nhân sự mới nhất với tựa đề: “The Leavers – Những người ra đi”
Cuộc khảo sát “Chuyện những người ra đi”
Tại buổi Hội nghị, Anphabe ghi nhận tỷ lệ nghỉ việc đang gia tăng liên tục trong vòng 3 năm qua và dự đoán sẽ cán mốc đáng báo động 24% trong năm 2019.
- Ở cấp bậc nhân viên, nhóm lương dưới 10 triệu có tỷ lệ cao nhất 29%.
- Tỷ lệ nghỉ việc ở nhóm trẻ (thế hệ 9X) cao hơn hẳn so với các nhóm tuổi khác (hơn 17% dự tính nghỉ trong vòng một năm tới)
- Nhân viên thâm niên dưới 2 năm có rủi ro nghỉ việc cao nhất. Phân tích trên mức lương, nhóm nhân viên có lương trên 80 triệu thì trung bình cứ 2 người sẽ có 1 người nghỉ.
Theo bà Thanh Nguyễn, những nhân viên ra đi sẽ tạo ra ít nhất 3 “tổn thất” không ngờ tới.
- Cần phải mất 15-20% lương năm của vị trí đó để tìm được một người thay thế.
- Để người mới quen việc, chưa cần cống hiến quá xuất sắc có thể mất gần nửa năm lương.
- Nếu người ra đi là người giỏi và nỗ lực cao, “thất thoát” sẽ cao hơn nhiều như mất các kiến thức và mối quan hệ, chi phí đào tạo người mới,…
Tổng các chi phí này dễ dàng lên tới 1-2 năm lương của người ra đi, nếu nhân lên với lương người nghỉ việc sẽ dẫn tới gánh nặng chi phí khổng lồ cho doanh nghiệp.
“Sự thật” đằng sau quyết định ĐI hay Ở của nhóm Nỗ lực
Anphabe đã chỉ ra 4 nhóm yếu tố then chốt dẫn đến quyết định ĐI hay Ở của nhân viên, bao gồm: thu nhập, công việc, thương hiệu nhà tuyển dụng (THNTD) và cân bằng công việc – cuộc sống, cụ thể:
- 65% nhân viên lương từ 80 triệu trở lên thừa nhận được headhunt liên lạc trung bình 3 lần trong năm qua khi cảm thấy chán về công việc và thu nhập hiện tại.
- 70% nhân viên có ý định ra đi đánh giá tiêu cực về THNTD công ty hiện tại.
- Mất cân bằng công việc – cuộc sống là giọt nước làm tràn ly trong quyết định ra đi của nhân viên. Họ thường rơi vào trạng thái bị “kiệt quệ” về thể chất, dẫn tới tinh thần mệt mỏi, tiêu cực và cảm thấy môi trường làm việc trở nên “tệ đi”.
Để giải quyết vấn đề “thất thoát”, Anphabe sẽ cung cấp các Workshop thiết kế riêng để hỗ trợ doanh nghiệp về các giải pháp. Bên cạnh đó, tại Hội nghị, các diễn giả đã cùng nhau thảo luận và chia sẻ nhiều giải pháp, hành động thực tiễn qua 10 phiên nội dung để hạn chế thất thoát từ những người ra đi.
Dấu ấn tại Hội nghị Nguồn Nhân Lực Hạnh Phúc 2019
Buổi Hội Nghị vinh dự chào đón sự góp mặt của 30 diễn giả Việt Nam & quốc tế, +600 CEO, Giám đốc Nhân sự và +10 đối tác chiến lược hàng đầu, tiêu biểu là các đối tác:
- Tập đoàn C.T Group thành lập từ năm 1992, với một bước dài giữa hai thế kỷ, được biết đến như biểu tượng của một cộng đồng trẻ trung, năng động và đa dạng.
- Công ty Cổ phần Kết Nối Thời Trang Faslink được thành lập từ năm 2008, là sự hợp nhất giữa Công Ty Cổ Phần May Mặc Xuân Phương Nam và Công Ty Vải Sợi May Mặc An Thuận Phát. Trong 10 năm hoạt động, Faslink luôn theo sát và cập nhật liên tục những công nghệ may mặc tiên tiến nhằm mục tiêu mang đế chiếc cầu nối văn hóa giữa doanh nghiệp với đội ngũ nhân viên & khách hàng thông qua sản phẩm đồng phục chất lượng.
- Hung Thinh Corporation với 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản đã khẳng định là một công ty bất động sản uy tín tại thị trường phía Nam nói riêng và cả nước nói chung trên thị trường và không ngừng phát triển.
Cũng trong Hội nghị Nguồn Nhân Lực Hạnh Phúc 2019, Anphabe đã khởi động cuộc Khảo Sát Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2019 đo lường 600-700 Thương hiệu Nhà tuyển dụng hàng đầu của 25 ngành nghề với hơn 70.000 người tham gia và hơn 25.000 sinh viên tại 50-70 trường đại học trọng điểm trên toàn quốc thuộc 10 Khối ngành chính. Kết quả Khảo sát sẽ được công bố vào tháng 03/2020.