5. Vua Mohammed VI, Maroc: 5,7 tỷ USD
Vương quốc Maroc nằm ở phía Bắc Phi. Quốc gia này theo chế độ quân chủ lập hiến, nhà vua là nguyên thủ quốc gia, thủ tướng là người đứng đầu chính phủ.
Tài sản của Vua Mohammed VI phần lớn đến từ Công ty Đầu tư Quốc gia Maroc thuộc sở hữu của gia đình hoàng gia Maroc. Công ty này chuyên đầu tư vào các quốc gia ở châu Phi và hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực ngân hàng, viễn thông, năng lượng tái tạo.
4. Quốc vương Khalifa bin Zayed Al Nahyan, Abu Dhabi: 15 tỷ USD
Abu Dhabi là tiểu vương quốc tọa lạc tại Vịnh Ba Tư, là thủ đô và cũng là thành phố đông dân thứ hai của UAE (thành phố đông dân nhất là Dubai).
Quốc vương Sheikh Khalifa bin Zayed Al Nahyan vừa cai trị Abu Dhabi, vừa là Chủ tịch của UAE. Tài sản của ông chủ yếu có được nhờ giữ chức chủ tịch của Quỹ đầu tư Abu Dhabi, tổ chức này quản lý dự trữ dầu thừa của UAE.
3. Quốc vương Salman bin Abdulaziz Al Saud, Ả Rập Xê Út: 17 tỷ USD
Nguồn thu nhập của Quốc vương Salman bin Abdulaziz Al Saud đến từ tập đoàn truyền thông do gia đình ông điều hành, bao gồm 2 tờ báo lớn của Ả Rập là Asharq Al-Awsat và Al Eqtisadiah.
2. Quốc vương Hassanal Bolkiah, Brunei: 20 tỷ USD
Hầu như mọi thu nhập của Quốc vương Hassanal Bolkiah đều đến từ ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt. Ông đồng thời còn là Thủ tướng, Bộ trưởng bộ Quốc phòng, Bộ trưởng bộ Tài chính của Brunei.
Ông sống trong cung điện lớn nhất thế giới, ước tính trị giá 350 triệu USD. Nhiều lời đồn đoán nói ông sở hữu 600 chiếc siêu xe Rolls-Royces.
1. Vua Maha Vajiralongkorn, Thái Lan: 30 tỷ USD
Hoàng gia giàu nhất thế giới lại là ở một quốc gia châu Á, với tổng số tài sản ròng vượt xa người đứng thứ 2.
Gia đình Vua Maha Vajiralongkorn kiếm tiền từ các khoản đầu tư phát sinh từ Văn phòng Bất động sản Chính phủ, cơ quan này quản lý hầu hết tài sản của gia đình Hoàng gia Thái.
Ngoài ra, Vua Maha Vajiralongkorn còn sở hữu viên kim cương Golden Jubilee nặng 545 carat, viên kim cương nhiều góc cạnh lớn nhất thế giới.
Theo SaoStar