Tỷ lệ hút thuốc bình quân trên thế giới là 1083 điếu thuốc mỗi người mỗi năm (ở độ tuổi trên 14). Nghĩa là trung bình mỗi người hút 3 điếu mỗi ngày, gánh nặng bệnh tật toàn cầu cứ thế mà tăng theo
Đáng báo động là hai nước châu Âu nhỏ xíu Andorra (số 1) và Luxembourg (số 2), người dân ở đây hút bình quân trên 6300 điếu 1 năm, nghĩa là mỗi ngày hút tới 17 điếu. Người Việt Nam hút trung bình 1049 điếu/năm.
Quốc gia hút thuốc ít nhất thế giới nằm ở ASEAN, đó chính là Brunei. Mỗi người dân ở vương quốc này hút chưa tới 10 điếu thuốc/năm. Dễ hiểu tại sao Brunei lại giàu có, bởi người dân khỏe mạnh hơn, giảm bớt chi phí y tế cho ngân sách. Mức hút thuốc trung bình của thế giới cao gấp hơn 100 lần so với Brunei.
Trước gánh nặng bệnh tật, nhiều nước đã phải tăng thuế thuốc lá và thu được kết quả đáng ghi nhận. Pháp, Mỹ và Anh đều giảm tỷ lệ ung thư phổi (do giảm hút thuốc) nhờ tăng thuế thuốc lá. Giá thuốc lá tăng gấp 3 lần khiến hút thuốc giảm hơn một nửa ở Mỹ, còn Pháp tăng gấp đôi doanh thu thuế từ thuốc lá. Philippines tăng thu ngân sách gấp 3 lần (từ 680 triệu lên trên 2 tỷ USD) sau 3 năm nhờ tăng thuế thuốc lá. Ở Australia, 1 bao thuốc có giá 25 đô la Úc (khoảng 400 nghìn VND), bởi phải chịu thuế 18 đô la Úc 1 bao.
Những tác hại của việc sử dụng thuốc lá chắc mọi người đều đã biết và quá quen thuộc. Theo trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh Mỹ thống kê, 80 – 90% các bệnh nhân bị ung thư phổi đều dùng thuốc lá. Hơn nữa, ung thư phổi do hút thuốc lá thụ động dẫn đến cái chết của 7.300 người không hút thuốc lá mỗi năm. Điều đó có nghĩa là bạn có thể bị ung thư phổi ngay cả khi không bao giờ chạm vào một điếu thuốc nào.
Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình nghiện thuốc lá nên kiểm tra sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư thật sớm để kịp thời phát hiện và điều trị. Hãy bỏ thuốc lá thật sớm trước khi mọi chuyện đã quá muộn.