Chúng ta không thể phủ nhận văn hóa đồng phục công sở trong công ty là rất quan trọng, tuy nhiên việc áp đặt đồng phục công sở cho cả một tập đoàn lớn với nhiều đơn vị thành viên, hoạt động ở nhiều vùng địa lý, khí hậu và văn hóa khác nhau một cách cứng nhắc không phải lúc nào cũng tốt.
Phong cách thời trang của Steve Jobs
Khi nhắc đến iPhone của tập đoàn công nghệ máy tính Apple, hẳn chúng ta đều liên tưởng ngày tới hình ảnh CEO Steve Jobs xuất hiện trong trang phục quen thuộc quần jean – áo thun tại các buổi lễ ra mắt của các dòng iPhone.
Trong cuốn sách Steve Jobs xuất bản năm 2011, tác giả Walter Issacson đã kể lại câu chuyện do chính Steve Jobs kể lại trong cuộc phỏng vấn với ông về phong cách thời trang mà ông trung thành lựa chọn kể từ khi quay lại Apple (1998) đến lúc mất (10/2011).
Câu chuyện bắt đầu vào những năm 1980 khi Jobs có dịp tới thăm công ty điện tử Sony (Nhật Bản), ông đã bị bất ngờ vì thấy tất cả các nhân viên ở đây đều chỉ mặc một loại đồng phục và không chỉ Sony mà nhiều công ty khác đã làm như vậy. Điều này vô tình tạo nên sự độc đáo riêng của mỗi công ty vì chỉ cần nhìn vào bộ trang phục cũng biết ngay đó là người của công ty nào.
Thể hiện sự gắn kết của một tập thể lớn, dần dần theo thời gian, xu hướng này trở nên phổ biến và lan rộng ra toàn nước Nhật cho tới tận sau này, điều này khiến Jobs cảm thấy rất thích thú và mang ý tưởng này tới Mỹ. Những tưởng ý tưởng này sẽ được mọi người trong công ty đón nhận nhiệt tình nhưng trái lại chỉ là thái độ thờ ơ, một số thậm chí còn ghét ý tưởng này.
Không được mọi người đón nhận nhưng điều đó cũng không làm Steve Jobs từ bỏ ý tưởng này, ông quyết định tạo ra một bộ đồng phục cho… chính mình! Trang phục mà ông sẽ mặc trong bất cứ buổi ra mắt sản phẩm mới nào của công ty.
Ông còn đề nghị Miyake thiết kế cho riêng mình dựa trên tiêu chí trên. Miyake đã thiết kế gần 100 mẫu, đa số là kiểu áo cổ rùa (turtleneck) mà sau này trở thành những bộ trang phục theo ông tới cuối đời. Đó cũng chính là những gì mà chúng ta thấy ở ông mỗi khi xuất hiện trong các sự kiện lớn, giản dị nhưng không kém phần độc đáo.
Chiếc quần jeans mà ông mặc là những chiếc quần jeans màu xanh của thương hiệu Levi’s, một công ty quần áo tư nhân nổi tiếng trên toàn thế giới, mà sản phẩm nối tiếng nhất là những chiếc quần jeans đã trở thành thương hiệu.
Nhiều CEO quyền lực cũng đã chọn cho mình phong cách thời trang riêng biệt
Thực tế cho thấy, có nhiều CEO và tỉ phú quyền lực cũng có thói quen ăn mặc “khác hẳn” phong cách công sở. Chủ tịch tập đoàn Microsoft – Bill Gates – có công thức phối đồ quen thuộc là quần tây, áo len cổ tim trùm ngoài áo sơ mi và giày da đen dáng cổ điển. Ngoài ra, tỷ phú Mark Zuckerberg cũng tiết lộ, anh chỉ có một tủ quần áo, và tủ quần áo này có khoảng 20 cái áo thun xám y hệt nhau.
Sau khi trở thành CEO của Apple, Steve Jobs luôn chọn áo len cổ lọ màu đen và một chiếc quần jean xanh. Phong cách thời trang này đã trở thành biểu tượng của Steve Jobs và ông mặc nó ngày qua ngày, chỉ cùng một kiểu quần áo. Đến nỗi, ông đã có tới 100 chiếc áo len cổ lọ màu đen giống y hệt nhau.
Trong các dịp quan trọng như cuộc họp hay phỏng vấn, các CEO quyền lực cũng chỉ chọn quần jean và áo nỉ cũng như “trung thành” với những món đồ thân quen. Đây có thể một hình ảnh đơn giản, thậm chí có phần hơi lỗi thời, tuy nhiên nó lại thế hiện một phong cách và cá tính rất riêng của họ.
Hãy ăn mặc theo phong cách riêng của bạn!
Bị hấp dẫn bởi những thói quen ăn mặc giản dị của các CEO quyền lực như Steve Jobs, Mark Zuckerberg, Bill Gates… ba nhà nghiên cứu Harvard đã tiến hành một loạt nghiên cứu và tìm cách phát hiện ra mối liên hệ giữa việc “lười” diện trang phục theo tiêu chuẩn văn phòng và khả năng làm việc. Bỏ qua đám đông, trang phục của mỗi người làm nổi bật tâm trạng, sự tự tin và sức mạnh của người đó.
Không phải lúc nào cũng trau chuốt, áo sơ mi, quần âu đúng chuẩn đồng phục công sở mới khiến bạn làm tốt. Một nghiên cứu đã chỉ ra, những người hiếm khi mặc đồng phục và tự “phá cách” đồ đi làm phù hợp với cá tính thường làm việc hiệu quả hơn.
Tuy nhiên trang phục mỗi nghề nghiệp đều sẽ có những quy luật riêng, do vậy, việc lựa chọn trang phục phải có chủ ý, không cẩu thả hoặc thiếu nhận thức xã hội, ví như mặc quần short thể dục trong một cuộc họp khách hàng. Hãy lựa chọn trang phục phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức và hoàn cảnh, còn lại, bạn có thể thoải mái thể hiện cá tính riêng của bản thân. Chắc chắc, bạn sẽ cảm thấy thoải mái, tự tin hơn, hiệu quả công việc tăng lên gấp bội.
Theo Trí thức trẻ/Style