Văn hóa Brunei nhìn chung cũng có nhiều nét tương đồng với văn hóa của các nước trong khu vực Đông Nam Á. Tuy vậy do đặc thù tôn giáo và địa lý lãnh thổ ở xa nên ở Brunei cũng có nhiều điểm khác biệt với các nền văn hóa khác trong khu vực.
1. Văn hóa công cộng.
Ở đất nước Brunei việc bán và tiêu thụ rượu bị cấm. Khách nước ngoài đi du lịch đến Brunei cũng như những người không phải tín đồ Hồi giáo được phép mang vào mười hai lon bia và hai lít rượu (ví dụ như rượu và rượu mạnh, không quan tâm tới nồng độ). Hạn chế này được áp dụng cho mọi lần nhập cảnh, tuy nhiên vào năm 2007 luật này đã được thay đổi còn 1 giới hạn cho mỗi 48 giờ. Sau khi đưa vào áp dụng một lệnh cấm đầu năm 1990, tất cả các quán bar và hộp đêm đều phải đóng cửa, tuy nhiên nhiều kiểu nhà hàng bị cho là vẫn phục vụ rượu lậu trong các tách trà. Các điểm vui chơi, giải trí đóng cửa sau 21h30.
2. Trong trang phục.
Khi đến đây, bạn nên tôn trọng tôn trọng phong cách ăn mặc của người địa phương, nó như một nét văn hóa đặc trưng của người Brunei. Ăn mặc thoải mái trong những ngày trời nóng nhìn chung vẫn được chấp nhận, song khi đến thăm những đề thờ, thánh đường Hồi giáo và các nơi trang nghiêm như hoàng cung chẳng hạn thì hãy ăn mặc lịch sự cho phù hợp. Khi đến thăm một nhà thờ Hồi giáo, nên cởi giày, bỏ dép bên ngoài. Phụ nữ nên trùm đầu và không nên để cánh tay trần hoặc mặc váy ngắn đến đầu gối. Ngoài ra, không nên bước qua trước mặt một người đang cầu nguyện.
3. Trong văn hóa giao tiếp.
Người Brunei bắt tay rất nhẹ nhàng, họ hầu như chỉ chạm tay vào đối tác và sau đó đưa tay lên ngực. Một số người thậm chí không bắt tay với người khác giới. Không nên chỉ ngón tay, thay vào đó, hãy dùng ngón cái của bàn tay phải và 4 ngón tay còn lại nắm chặt bên dưới. Đừng nhìn thẳng vào mặt người phụ nữ ở đó, vì điều đó bị xem là rất khiếm nhã.
Nếu muốn tặng quà cho người Brunei, đặc biệt nếu quà là một món ăn, hãy đưa cho họ bằng tay phải. Và nếu được ai mời ăn uống gì đó, bạn hãy vui vẻ nhận (dù chỉ dùng một ít thôi). Nếu muốn từ chối, hãy chạm nhẹ vào đĩa bằng tay phải.
4. Kiến trúc.
Khắp đất nước Brunei vẫn còn lưu giữ lại khá nhiều những công trình kiến trúc mang đậm nét văn hóa kiến trúc đạo Hồi. Nhà thờ ở đây được cho là thiêng liêng và vô cùng có ý nghĩa trong cuộc sống của người dân. Một số ngành thủ công mỹ nghệ như làm đồ trang sức bằng bạc hay nghề làm giỏ đan móc, thêu vẫn được duy trì. Vì tôn giáo chính của người dân Brunei là đạo Hồi cho nên hàng năm ở Brunei cũng có khá nhiều lễ hội diễn ra. Nhưng hầu như là nhưng lễ hội mang đậm màu sắc của tôn giáo Hồi giáo. Đế tham quan Brunei du khách nên chú ý đến những vấn đề cấm kỵ cũng như những hạn chế của Hồi giáo. Ngay cả người dân Brunei cũng phải thực hiện những quy định nên và không nên theo tư tưởng Hồi giáo.
5. Văn hóa ẩm thực.
Brunei là đất nước Hồi giáo nên trong tháng thánh lễ Ramandam, người dân Brunei thường nhịn ăn uống từ khi mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn. Nếu đến đây vào dịp này, điều kiêng kị đầu tiên với du khách là tránh ăn uống tại chốn đông người hoặc trước mặt những người đạo Hồi. Cũng theo lụât đạo Hồi thì trong các bữa tiệc công cộng nam nữ không được phép ngồi chung bàn (kể cả tiệc cưới). Vì vậy khi tham dự bất kì bữa tiệc nào trên đất nước này, bạn cũng nên để ý xem đâu là bàn ăn dành cho phái nam, đâu là bàn dành cho giới nữ để chọn cho mình chỗ ngồi thích hợp.
6. Lễ hội.
Tháng Ramadhan: Ở những quốc gia theo đạo Hồi thì Tháng Ramadhan là ngày lễ lớn của người dân theo đạo cũng như của cả đất nước. Ngày lễ tháng Ramadhan do những nhà chiêm tinh có uy quyền trong đất nước quyết định. Và thời gian tổ chức này vào mỗi năm là khác nhau. Thường người ta gọi tháng Ramadhan là tháng ăn chay hay tháng nhịn ăn. Vào những ngày diễn ra lễ tháng Ramadhan người theo đạo sẽ tham gian vào hoạt động nhịn ăn. Suốt thời gian diễn ra lễ, từ sáng cho đến tối mọi người cùng nhau nhịn ăn còn mọi hoạt động khác vẫn diễn ra bình thường. Lễ tháng Ramadhan còn là dịp họ hàng con cháu gần xa về tề tựu đông đủ bên nhau. Vì vậy trong những ngày này nhà nào ở Brunei cũng rộn ràng nhộn nhịp. Bữa ăn tối khuya của các gia đình sẽ được chuẩn bị đủ các loại bánh ngọt và trái cây. Người ta hạn chế tối đa việc dùng thịt và các loại thực phẩm tươi sống trong thời gian diễn ra ngày tháng Ramadhan. Cũng trong thời gian diễn ra tháng Ramadhan người dân khuyến khích làm những việc thiện như lời cầu chúc cho sự an lành bình yên đến cho mọi người.
Hari Raya Aidilfitri: Tháng Hari Raya Aidilfitri được tổ chức ngày sau tháng Ramadhan của người Hồi giáo. Hari Raya Aidilfitri được tổ chức trang trọng trên khắp đất nước Brunei. Những người theo Hồi giáo nói rằng tháng Hari Raya Aidilfitri là ngày tết của họ. Thời gian diễn ra lễ hội Hari Raya Aidilfitri thường kéo dài đến 4 ngày. Đây được xem là lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm của người Brunei. Trong thời gian diễn ra lễ hội Hari Raya Aidilfitri các hoạt động được chia ra thực hiện cụ thể. Ngày thứ nhất dành cho gia đình. Ngày này mọi người tập trung về nhà ông bà, cùng ăn uống trò chuyện vui vẻ. Ngày thứ hai gọi là ngày mở cửa. Sang ngày thứ hai thì mọi người có thể thoải mái đến thăm bạn bè. Nhà nào cũng chuẩn bị thật nhiều món ăn truyền thống ngon miệng đãi khách. Cũng bắt đầu từ ngày thứ hai, hoàng cung Brunei mở cửa cho dân chúng và du khách vào tham quan.
His Majesty the Sultan’s Birthday: His Majesty the Sultan’s Birthday được xem như ngày lễ Quốc gia của Brunei mừng sinh nhật Quốc vương đang trị vì. Ngày này thường chính xác ngày sinh của Quốc vương. Đây là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch quốc gia. Đến ngày này, cả vương quốc sẽ tràn ngập nhiều hoạt động và lễ hội được tổ chức trên toàn quốc. Bắt đầu với một khối lượng người đông đảo cùng cầu nguyện trong cả nước. Cầu cho Đức vua trị những điều tốt đẹp và may mắn nhất. Thường vào ngày lễ này nhà vua cho mở cửa hoàng gia để có thể gặp gỡ trò chuyện cùng với người dân trong toàn quốc, sau đó tại hoàng cung của vua sẽ có một buổi lễ tổ chức tại cung điện Istana Nurul Iman.
National Day: Vương quốc Brunei thường tổ chức ngày lễ này như ngày Quốc khánh của quốc gia mình. Ngày lễ thường được vương quốc tổ chức cố định vào ngày 23 tháng 02 hàng năm. Mỗi năm, để mừng ngày quốc lễ sẽ có một lễ hội với một chủ đề một đặc sắc mà mỗi năm mỗi khác. Ngày lễ là ngày mà toàn vương tộc của vương quốc gặp gỡ hầu hết cư dân. Người dân có dịp tham gia các hoạt động quần chúng cũng như các sự kiện vui chơi văn hóa khác. Đặc biệt, toàn thể vương quốc sẽ tham gia một sự kiện luôn được tổ chức hàng năm là lễ nâng cờ ở quảng trường thủ đô. Hay một buổi lễ được gọi là lễ tạ ơn tại nhà thờ Hồi giáo Sultan Omar Hj Hj Saifuddien. Đây được xem như là biểu tượng cho truyền thống của người dân và vương quốc Brunei.và cạnh tranh một biểu tượng mở cho Bruneians.