Sau khi đã quyết định định cư Bulgaria, việc cần phải làm chính là tìm hiểu mọi thông tin của đất nước này. Hôm nay First Global Visa xin giới thiệu cho các bạn một phiên họp chợ cô dâu ở Bulgaria độc đáo nhất trên thế giới, thu hút hàng ngàn người tham dự mỗi lần họp chợ.
Cộng đồng người Kalaidzhi là một nhánh nhỏ của người Roma, sống tập trung tại miền trung Bulgaria và bị cô lập gần như hoàn toàn với những quốc gia khác trên toàn Châu Âu; cho đến khi phiên chợ cô dâu thường niên của họ được biết đến rộng rãi và thu hút sự chú ý của thế giới.
Phiên chợ cô dâu ở Bulgaria – Nơi những trinh nữ bị gia đình bán đi
Để trả lời cho câu hỏi này, nhóm phóng viên đã tìm đến nhà của một gia đình Kalaidzhi, nơi có hai cô con gái đang đến tuổi gả chồng. Pepa 25 tuổi và Rosi 19 tuổi đang chuẩn bị cho phiên chợ cô dâu diễn ra vào ngày mai. Vera – mẹ của hai cô gái cũng từng được bán cho cha của họ là Christo trong một phiên chợ cô dâu truyền thống.
“Nếu một cô gái không còn trinh tiết khi được gả đi, cô sẽ bị người ta gọi là đĩ, điếm hay một nỗi ô nhục.” Bà Vera tiếp lời.
Khác với những gì người ta nghĩ về tục mua bán cô dâu, những cô gái trẻ ở đây không đơn thuần là được đem bán đi cho những chàng trai lạ mặt bất kỳ, mà trái lại họ vẫn có thể tìm hiểu về những chàng trai đó trước, có thể là qua những trang mạng xã hội như Facebook. Tuy nhiên, họ không được gặp gỡ hay hẹn hò riêng tư, những hành động thể hiện tình cảm thân mật như ôm, hôn cũng không được phép. Nếu chàng trai muốn gặp mặt cô gái, anh ta sẽ đến gặp trực tiếp ở nhà cô.
Những trinh nữ trước khi phiên chợ cô dâu diễn ra sẽ sắm sửa trang phục, phụ kiện thật lộng lẫy để thu hút người khác giới. Trang phục càng sành điệu, quý phái, cô gái càng có thể “ghi điểm” trong mắt bố mẹ chàng trai. Ngoài ra, trang sức bằng vàng hay đặc điểm ngoại hình giống người Tây Âu hơn như da trắng, tóc vàng, mắt xanh sẽ giúp các cô gái được bán với giá cao hơn.
Đầu tư cho con gái ở tuổi cập kê sẽ phải tốn một khoản tiền không hề nhỏ.
Nhóm phóng viên đã hỏi Christo – bố của Pepa và Rosi về chuyện làm ăn của gia đình.
“Công việc chủ yếu của người Kalaidzhi là làm những chiếc đĩa hay chậu từ đồng. Vì thế cái tên ‘Kalaidzhi’ có nghĩa là ‘thợ làm đồng’. Ngày trước chúng tôi kiếm được khá bộn tiền, nhưng dạo gần đây thì thu nhập không đáng kể, do không có việc làm.” Ông Christo chia sẻ.
Ngày nay, việc nhập khẩu hàng hóa rẻ tràn lan từ Trung Quốc sang đã phần nào ảnh hưởng đến hoạt động buôn bán, sản xuất thủ công nghiệp của người dân Kalaidzhi. Có lẽ đó cũng là lý do tại sao việc bán được con gái với giá cao lại trở nên ngày càng trở nên quan trọng hơn với họ.
Tập tục mua dâu truyền thống ở đây dường như đã nhen nhóm vào tiềm thức của những cô gái Kalaidzhi một suy nghĩ an phận về cuộc đời của một người vợ, người mẹ, người con dâu; làm tròn bổn phận của một người nội trợ suốt đời chỉ quanh quẩn trong nhà từ thuở nhỏ.
Những cô bé Kalaidzhi từ năm 13, 14 tuổi đã bị bố mẹ cho nghỉ học để có thể giữ mình khỏi những cám dỗ hoặc để ngăn họ với khao khát sống trong một xã hội hiện đại hơn là duy trì truyền thống của dân tộc. Tuy rằng họ sẽ vâng lời cha mẹ, nghỉ học sớm và chấp nhận bị gả bán đi làm dâu cho một gia đình nào đó, nhưng sâu thẳm bên trong những tâm hồn trẻ tuổi, nhiệt huyết kia vẫn hiện hữu một khát khao được đi học trở lại, khát khao về những hoài bão mà chắc rằng chẳng bao giờ thực hiện được.
“Chuyên viên làm đẹp hoặc thợ làm tóc.” – Rosi trả lời khi được hỏi về ước mơ của mình nếu không phải là một nội trợ toàn thời gian. Nhưng có rất nhiều trở ngại khiến cô không thực hiện được ước mơ của mình, chủ yếu là vì phong tục, truyền thống bản địa. “Chúng tôi không có bằng cấp, hoặc truyền thống của chúng tôi không cho phép chúng tôi làm điều đó. Nếu tôi lấy một người chồng cổ hủ và muốn duy trì truyền thống quê hương, anh ta sẽ không cho tôi đi làm. Anh ta sẽ nói: ‘Hãy ở nhà và chăm sóc con cái đi.’”
Phiên chợ cô dâu thường niên thường được tổ chức tại Stara Zagora, nơi tập trung gần 2000 người Kalaidzhi đến đây để đấu giá cô dâu. Những cô gái được đưa ra đấu giá chủ yếu rơi vào độ tuổi từ 13 đến 20.
Phiên chợ là một trong những dịp hiếm hoi trong năm mà các cô gái được gặp gỡ và làm quen với các chàng trai. Họ tán tỉnh nhau bằng ánh mắt, chụp ảnh cùng nhau, những chàng trai sẽ tiến đến gần và nói: “Này cô gái, anh cảm thấy thích em rồi đấy. Nếu em cũng thích anh thì mình cùng đi chơi nhé.”
Chợ cô dâu thực sự là như thế nào?
Theo lời bà Vera, những chàng trai không thể mua con gái họ ngay tại chợ mà chỉ hỏi cưới các cô gái; khi đã bắt đầu quen và thích nhau rồi, những chàng trai sẽ đến nhà các cô và khi đó việc mua dâu mới thực sự diễn ra. Phiên chợ có vẻ giống như một lễ hội giao duyên nhanh chóng giữa thanh niên nam nữ hơn là đơn thuần đẩy các cô gái Kalaidzhi vào những cuộc hôn nhân sắp đặt, ép buộc như truyền thông vẫn đưa tin.
Tuy nhiên, không ít cặp cũng sẽ gặp trục trặc về tiền thách cưới. Có những gia đình xem đó như là món tiền tượng trưng chỉ vài ngàn Euro; tuy nhiên có nhà thách cưới đến vài chục ngàn Euro. Nếu không có đủ tiền, chàng trai chỉ có thể ngậm ngùi tìm một cô dâu khác.
Tại chợ cô dâu, hầu hết các chàng trai, cô gái tham dự đều rất trẻ, trong độ tuổi 16-20. Đó là phiên chợ nhộn nhịp sắc màu và âm nhạc. Các cô gái sẽ trang điểm kỹ càng, mặc những bộ quần áo lộng lẫy nhất để mong tìm được ý trung nhân. Còn các chàng trai cũng ăn mặc bảnh bao và tập trung tìm kiếm ai là người trong mộng của mình giữa đám đông. Các bậc phụ huynh cũng không ngừng quan sát để tìm cho gia đình mình một nàng dâu hoặc chàng rể ưng ý. Chợ cô dâu cũng là cơ hội cho những chàng trai nghèo có thể tìm được cô dâu có hoàn cảnh tương xứng với chi phí thấp nhất.
“Những phiên chợ ngày nay có vẻ hiện đại và cởi mở hơn thời của chúng tôi nhiều. Ngày trước, chúng tôi thậm chí còn không nói chuyện cùng nhau.” Bà Vera chia sẻ.
Ý nghĩ về việc được sinh ra và lớn lên chỉ để phục vụ cho chồng tương lai của mình thay vì theo đuổi những đam mê thật không dễ dàng gì đối với những cô gái hiện đại chúng ta vì thế mà chợ cô dâu bị một số người lên án. Tuy nhiên, phiên chợ cô dâu có vẻ như ít cổ hủ và cực đoan hơn những gì ban đầu chúng ta nghĩ – có thể đây là cách mà người Kalaidzhi giữ gìn và phát huy truyền thống, những bản sắc văn hóa riêng và lòng tự hào dân tộc của mình giữa xã hội hội nhập và đồng nhất hóa ngày nay.
Để tìm hiểu thêm các thông tin về định cư Bulgaria hoặc cách thwusc làm hồ sơ định cư, First Global Visa sẽ giúp bạn.