Từ đầu năm 2019, Google bắt đầu trở nên khắt khe hơn trong vấn đề xếp hạng website để có thể chọn lọc được những trang chất lượng nhất thông qua việc tăng số lần quét cũng như thêm nhiều thuật toán phạt đối với website, điều này đồng nghĩa với việc thiết kế website chuẩn SEO và SEO Onpage sẽ càng khó khăn hơn. Hiểu được điều này, chúng tôi đã tổng hợp 8 tiêu chuẩn quan trọng và vai trò của những tiêu chuẩn này đối với website năm 2019, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
1. Thiết kế web chuẩn SEO là gì?
Thiết kế web chuẩn SEO là công việc xây dựng nên một trang web có các yếu tố về code, giao diện, tính năng đảm bảo 3 yếu tố:
- Web thân thiện với người dùng: thiết kế giao diện đẹp, tính năng và điều hướng tốt có khả năng thu hút và giữ chân người dùng đến với website.
- Web thân thiện với bộ máy tìm kiếm: cấu trúc web giúp robot (phổ biến nhất là Google bot) thu thập dữ liệu của bộ máy tìm kiếm dễ dàng thu thập data trên website.
- Web thân thiện với admin: Điều này nghe có vẻ lạ nhưng một website được thiết kế chuẩn SEO cần có đầy đủ các cơ chế quản trị có thể tùy biến điều chỉnh SEO dễ dàng ngay cả đối với những admin nào không có kỹ năng chuyên sâu về code. Để đến cuối cùng, website này có thể hỗ trợ được cho công việc tối ưu SEO đạt được vị trí “top” trên Google càng cao càng tốt.
2. Tầm quan trọng của thiết kế web chuẩn SEO là gì?
Điều mà hầu hết các CEO và chủ doanh nghiệp không hiểu được đó chính là: Tại sao doanh nghiệp cần phải có một website chuẩn SEO? Đơn giản, khi một website được thiết kế chuẩn SEO, thân thiện với bộ máy tìm kiếm thì website đó sẽ gia tăng cơ hội được nằm trong “top” kết quả tìm kiếm của Google.
Đơn vị Ultra Wordpress – một trong những đơn vj tiên phong về thiết kế web tối ưu lợi ích cho các SME cho biết: “Cụ thể,việc lên top này sẽ mang lại nhiều lợi ích không tưởng, đặc biệt là trong lĩnh vực marketing: Gia tăng mức độ nổi tiếng và tăng số đơn đặt hàng Hầu hết những người dùng Google có xu hướng tin tưởng vào các website thuộc top 1, 2 tìm kiếm thông tin. Khi trang web của bạn được thiết kế chuẩn SEO và xuất hiện trong top tìm kiếm, lượng khách hàng tiềm năng sẽ ghé thăm website nhiều hơn, gia tăng cơ hội đặt hàng. Đây là một trong những cách giúp những doanh nghiệp thúc đẩy doanh thu của mình“.
>>> Xem thêm: SEO checklist kiểm tra công việc SEO website toàn tập A – Z
Tối ưu website thân thiện với người dùng SEO không chỉ tối ưu website với công cụ tìm kiếm, mà nó còn tối ưu website đối với người dùng. Việc chú trọng vào thiết kế website chuẩn SEO tối ưu trải nghiệm người dùng cũng phần nào thể hiện được sự chuyên nghiệp và chú tâm vào phát triển sản phẩm của những doanh nghiệp. Giảm thiểu chi phí chạy quảng cáo Khi website được thiết kế chuẩn SEO, nghĩa là website được nằm trong “top” tìm kiếm thì sẽ giúp công ty không phải bỏ quá nhiều tiền vào những chi phí chạy quảng cáo cho các agency marketing khác nữa.
SEO trong những năm gần đây đã ngày càng gắt gao hơn trước, đòi hỏi việc xây dựng và tối ưu website phải có sự phối hợp của toàn team triển khai như: lập trình viên HTML lẫn back-end dev, designer, content marketer,… Đặc biệt, mỗi thành viên đều phải hiểu vai trò của họ trong việc thiết kế website chuẩn SEO thân thiện với công cụ tìm kiếm và thỏa mãn cả hai yếu tố SEO Onpage và SEO Offpage. Trong phần dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn liệt kê một số tiêu chuẩn dành cho Front-End và Back-End Coder, cùng xem nhé!
A. Dành cho front-end
1. CSS vs. Table
Trong thiết kế web chuẩn SEO, coder nên sử dụng cấu trúc CSS thay vì dạng Table. Các bộ máy tìm kiếm, đặc biệt là Google ngày càng khuyến khích người làm web sử dụng CSS không chỉ bởi linh hoạt trong việc chỉnh sửa, edit website mà còn bởi so với dạng Table, CSS có các ưu điểm sau:
- Tốc độ tải trang nhanh hơn
- Cải thiện trải nghiệm người dùng trên trang
- Tối ưu tương tác người dùng trên trang
2. Thẻ heading
Bạn chỉ nên sử dụng thẻ Heading (thẻ H1, H2, H3) và thẻ đối với nội dung unique, không bị trùng lặp. Điều đó có nghĩa là bạn không nên sử dụng các thẻ HTML này trên các site-wide heading, sidebar, footer hoặc phần tử nào được lặp lại trên toàn trang web hoặc trên nhiều trang. Ví dụ: blog dưới đây để thẻ heading 3 cho mục “Bài viết mới nhất” ở sidebar, và sidebar này lặp lại trên toàn trang. Đây là một sai lầm thường thấy ở các website. Tại sao không nên để các thẻ heading 1, 2, 3 tại các phần tử lặp lại trên website? Đơn giản, vì thẻ H1, H2, H3 là ba thẻ giúp robot của công cụ tìm kiếm đọc và hiểu nội dung của URL đó một cách hiệu quả hơn.
Thứ tự các thẻ heading (từ H1 đến H6) cho thấy mức độ quan trọng của từng phần. Việc sử dụng các thẻ này cho cùng một phần tử được lặp đi lặp lại trên nhiều trang khiến Google hiểu sai nội dung của URL đó. Như trường hợp trong ví dụ trên chẳng hạn, Google sẽ hiểu “Bài viết mới nhất” là một nội dung chính trong blog giới thiệu “Khu du lịch Đại Nam Văn Hiến” chẳng hạn.
Mặt khác, các thẻ heading bị lặp đi lặp lại này cũng gây ra tình trạng duplicate heading, ảnh hưởng xấu đến SEO cho website. Chính vì vậy, hãy sử dụng thông thường cho các phần tử lặp lại trên nhiều trang hoặc toàn trang này. Và lưu ý, chỉ sử dụng thẻ heading H1, H2, H3 và cho nội dung hay phần tử duy nhất trong URL đó thôi nhé!
3. Hình ảnh sử dụng
Hãy sử dụng các thẻ alt (alternative tag) cho các hình ảnh nằm trong phần nội dung trên trang web. Người dùng sẽ không thể nhìn thấy thẻ alt trên trang web của bạn, nhưng các robot thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm thì có. Việc sử dụng thẻ alt sẽ giúp ích rất nhiều trong việc giúp cho robot hiểu được nội dung của website, đồng thời khi trình duyệt gặp sự cố trong việc hiển thị hình ảnh, đoạn nội dung văn bản trong thẻ alt này sẽ hiển thị thay thế cho hình ảnh đó.
4. Tốc độ tải trang
Một trang web không nên mất quá 3 giây để load trang trên mạng Internet có kết nối 10Mb. Các coder front-end không chịu trách nhiệm cho những yếu tố khiến web chạy nhanh hay chậm, nhưng họ có một vai trò đó là hợp nhất các tệp CSS và Javascript, load các javascript ở cuối trang (thay vì đặt nó lên đầu trang) và cố gắng giảm thiểu kích thước của tệp này. Vì sao nên đặt script ở cuối tệp HTML? Lý do là vì web browser (trình duyệt web) được mặc định load tệp html từ trên xuống dưới tuần tự từng phần một. Nên trong một số trường hợp khi mạng chậm chẳng hạn, nếu để script lên đầu hoặc giữa trang html của bạn, thì web browser chỉ tải được phân nửa content của trang rồi buộc phải load tiếp các script này mà không hiển thị hết nội dung trên web. Người dùng lúc này sẽ lê chuột sang trang khác mà thôi!
B. Dành cho back-end
5. Thẻ canonical
Thẻ canonical là một cách để khai báo với Google về việc xác định nội dung của một trang thuộc URL nào, tránh trường hợp bạn có thể truy cập một trang web từ nhiều đường dẫn khác nhau (vd: http://abc.com và https://abc.com). Việc sử dụng thẻ canonical sẽ giúp website tránh lỗi bị duplicate nội dung và áp dụng để chỉnh sửa khi website bạn gặp lỗi keyword cannibalization.
6. www & index trang
Theo mặc định, tất cả các URL sau sẽ chuyển hướng đến: www.vidu.com:
- com
- com/index
- vidu.com/index
Có thể có trường hợp chủ sở hữu trang web thích sử dụng phiên bản không có www hoặc subdomain làm tên miền gốc của họ. Điều này vẫn tốt, miễn là tất cả các phiên bản khác chuyển hướng đến phiên bản đã chọn.
7. Dấu / ở cuối URL
Đôi khi các URL có thể có hoặc không có dấu gạch chéo “/” ở cuối. Tuy nhiên, lý tưởng nhất thì máy chủ nên luôn luôn chuyển hướng đến phiên bản với dấu gạch chéo. Ví dụ: www.vidu.com/abc nên được 301 Redirect đến www.example.com/abc/ Lưu ý rằng đây không phải là vấn đề với các domain, chẳng hạn như www.example.com. Dấu gạch chéo sẽ không bao giờ xuất hiện ở cuối URL của domain đó.
8. Gắn canonical cho trang con
Một trang sản phẩm trên web thương mại điện tử có thể truy cập tại 3 URL khác nhau là một vấn đề bạn cần phải cân nhắc và khắc phục. Thông thường, vấn đề xuất phát từ cấu trúc CMS. Ví dụ: cả 3 URL dưới đều dẫn đến sản phẩm giày Adidas mẫu 1, và đáng lẽ chỉ nên tồn tại 1 URL mà thôi.
- /san-pham/giay-adidas/mau-1/
- /giay-dep/san-pham/giay-adidas/mau-1/
- /giay-dep/the-thao/san-pham/giay-adidas/mau-1/
Trong trường hợp này, khi các danh mục và danh mục con thường bị thay đổi liên tục (do bộ lọc filter của website gây ra), URL mà bạn nên sử dụng là: /san-pham/giay-adidas/mau-1/ Ví dụ: sự tồn tại của các URL sau là ổn nếu sử dụng thẻ liên kết canonical.
- /san-pham/giay-adidas/mau-1/
- /san-pham/giay-adidas/mau-1/?cat=giay
- /san-pham/giay-adidas/mau-1/?cat=giay&subcat=thethao
Đối với mỗi URL ở trên, thẻ canonical sẽ được thêm vào phần của trang. Mục đích của thẻ canonical là cho các công cụ tìm kiếm biết phiên bản nào của URL để lập chỉ mục. Như đã đề cập trước đó, phiên bản của URL mà tôi đang muốn lập chỉ mục là /san-pham/giay-adidas/mau-1/. Trong trường hợp này, thẻ liên kết canonical sẽ trông như thế này trên cả 3 URL trên: <link href = “http://www.vidu.com/san-pham/giay-adidas/mau-1/” rel = “canonical>.
>>> Xem thêm: 10 mẹo và kỹ thuật SEO nâng cao bạn cần biết trong năm 2019
Thông qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn đã nắm được những tiêu chuẩn cần phải quan tâm đối với website khi thuật toán Google ngày càng khắt khe. Chúng tôi hy vọng, bạn sẽ áp dụng những kiến thức trên trong việc tối ưu website chuẩn SEO và đạt được thứ hạng cao trong bảng xếp hạng từ khóa của Google. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm những thông tin hữu ích về SEO Onpage và những khóa học SEO được đào tạo bởi những trung tâm uy tín dành cho những bạn mới bắt đầu nhé!
Trong thế kỷ mà công nghệ liên tục phát triển, các doanh nghiệp cần những chiến lược nào, những phương pháp điều hành nào? Các câu hỏi cơ bản nhất này có thể được đặt ra, vì thị trường thế giới đang ở một thời kỳ chuyển biến sôi động nhất của lịch sử. Kéo theo đó việc kinh doanh trực tuyến đã thay đổi, thế giới Internet đã tiến bộ đáng kể. Trong kỷ nguyên mới này, nếu bạn muốn thành công thì chính bạn cũng cần phải thay đổi. Ultra Wordpress – đơn vị thiết kế web thuộc Southedge Digital hiểu được những thách thức về thời gian, chi phí mà các doanh nghiệp phải đối mặt, đơn vị luôn đồng hành cùng doanh nghiệp tạo dựng những website uy tín, mở rộng những thị trường tiềm năng trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và giải quyết bớt phần nào những khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải trong thời đại Internet bùng nổ như hiện nay.